Skip to main content

Startup Việt qua con mắt nhà đầu tư nước ngoài

Dưới đây là cuộc trao đổi giữa Albert Mai, một người có rất nhiều kinh nghiệm về khởi nghiệp tại Việt Nam với Jeffrey Paine, đối tác sáng lập Golden Gate Venture. Trong cuộc trao đổi, hai người đã chỉ ra những điểm mạnh và yếu của các startup công nghệ tại Việt Nam.

Jeffrey Paine là một trong những người bạn của tôi, đã giúp tôi rất nhiều trong suốt 6 tháng tại Singapore năm ngoái. Ông thẳng tính, thân thiện và là 1 nhà đầu tư đích thực. Thời gian gần đây ông là đối tác sáng lập Golden Gate Venture. Được biết, ông được coi như một Dave McClure của Đông Nam Á.
Jeffrey Paine – đồng sáng lập quỹ đầu tư Golden Gate Venture – Ảnh: ST
Tôi đã có cuộc trò chuyện với Jeff để tìm hiểu ông nghĩ gì và cảm nhận gì về những nhà khởi nghiệp Việt Nam, sau khi làm Ban giám khảo Satellite Echelon từ 16 – 21 tháng 4 năm 2013. Ông đã dành 6 ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để gặp hơn 25 Startups. Ông cũng chia sẻ, những startup như Appota, Tapmee và GHN thực sự đã làm ông ấn tượng. Theo Jeff, có 4 điểm chung giữa các Startup ông gặp: Giải quyết được vấn để cụ thể trong nước; Có đội kĩ thuật cao; Nhiều khởi nghiệp độc lập, không có sự trợ giúp bên ngoài; Thương mại điện tử có vẻ khá phổ biến.
Tại Việt Nam, đào tạo ICT được tập trung nhiều ở trung học, vì vậy học sinh có cơ hội chơi và hack mọi thứ từ rất sớm. 5 trường hợp thành công (theo cách nào đó) khiến tôi tự hào về mảng công nghệ của các Startup Việt như Socbay, CocCoc, Kleii, Appota và MisFit. Mặc dù không được hỗ trợ từ chính phủ – không chương trình hỗ trợ, sự tự lập là cách duy nhất và là sự lựa chọn cho các nhà khởi nghiệp, khi họ chưa sẵn sàng xin vốn. Một số startup may mắn thành công nhận được sự đầu tư ban đầu từ những nhà đầu tư cá nhân dựa trên mối quan hệ của họ. Thật sự mạng lưới, sự giới thiệu và các mối quan hệ luôn quan trọng trong mọi ngành và hoàn cảnh. Đặc biệt điều đó còn trở nên căng thẳng đối với những công ty khởi nghiệp bắt đầu từ nhóm nhỏ, không ai biết.
 
Kleii – một trong số ít những startup công nghệ Việt có thể vươn ra thế giới – Ảnh chụp màn hình
Ngày nay, không có nền tảng nào cho các startup quảng bá bản thân ngoài truyền thông online bao phủ khu vực Đông Nam Á như SGEntrepreneurs, TechInAsia và E27. Nhìn vào hướng lạc quan, các Startup Việt Nam nắm rất rõ khu vực để có thể cộng đồng hóa mô hình thành công, sau đó được mua lại bởi các công ty nước ngoài. 2 ví dụ gần đây là Vietnamworks – En – Japan và Von (HRVietnam, Kiemviec.com) – CareerBuilder. Jeff cũng chia sẻ điểm mạnh khác về việc khởi nghiệp tại Việt Nam:
Chi phí hoạt động thấp như vậy rất dễ dàng để trụ lại hoặc thử nghiệm một số ý tưởng/sản phẩm
Tôi hoàn toàn đồng ý với ông điểm này và 2 người nước ngoài khác trong cộng đồng Startup bản địa cũng có cùng quan điểm. Đó là lý do vì sao nhóm MisFit Wearables bao gồm Sonny Vu và John Sculley (Nguyên CEO Apple) thiết lập phát triển tại Việt Nam, sau khi kiếm được 7,6 triệu USD và đang tuyển dụng lượng lớn những người tài. Chi phí hoạt động thấp cũng dẫn đến những lợi thế khác cho nhà đầu tư khi tài trợ qua các giai đoạn thấp như 5.000 USD – 25.000 USD cho ươm trồng, và 100.000 USD – 500.000 USD cho series A, 1 triệu USD – 10 triệu USD cho series B…Và nói tới những thử thách, Jeff lưu ý rằng: Kiến thức hoặc kinh nghiệm hướng tới khu vực hoặc toàn cầu đang bị giới hạn, cần sự giúp đỡ và vốn
Mặc dù có các hoạt động dành cho doanh nghiệp hàng năm của chính phủ, nhưng chúng không thể tạo ảnh hưởng lớn tới cộng đồng công nghệ. Lý do chủ yếu là vì các chương trình không cập nhật những xu hướng mới nhất, như chương trình hỗ trợ của chính phủ, khởi nghiệp tinh gọn, tư duy thiết kế,… và không tập trung vào các startups công nghệ. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp thiếu cơ cấu và kỹ năng quan trọng để có thể quy mô nền tảng và sản phẩm. Họ hoạt động theo cách của họ, cách khiến họ tốn thời gian, vốn và nguồn lực cho sai lầm người khác đã vấp, trong khi đáng lẽ ra họ nên tránh lặp lại.
Thật ra, có sự hỗ trợ các startup từ cộng đồng tuy nhên nó chưa đủ mạnh và còn thiếu sự kết nối, cơ cấu giữa các nhóm. Một ví dụ như Facebook Group “Launch”. Mặc dù có 5000 thành viên, nhưng group quá lộn xộn và trông như nơi quảng cáo hơn là nơi các doanh nghiệp kiếm tìm sự hợp tác thảo luận. Các Admin đã bàn lại nhiều lần qua các năm để phát triển nó, nhưng hiện vẫn chưa có gì xảy ra. Chúng ta cần một lãnh đạo thực sự với trái tim, một cái trí cho sự phát triển của Startup với hỗ trợ nguồn vốn hiệu quả. Mặc dù có sự phát triển, Jeffrey không tin việc cộng đồng khởi nghiệp khu vực đang phát triển nhanh chóng, Jeffrey nói: Chúng ta cần nhiều nhà đầu tư hơn nữa tham gia vào thị trường.
 
Savii là một nhóm tập hợp các nhà đầu tư mạo hiểm đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam – Ảnh chụp màn hình
SaVVi là nhóm/diễn đàn những nhà đầu tư cá nhân đầu tư đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại chưa có nhiều hoạt động trên nhóm có thể tạo sự ảnh hưởng lớn cho cộng đồng và nội dung tài trợ đám đông vẫn còn mới. Trong khi đó, sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận và thiết lập tại thị trường Việt Nam. Trong quá khứ, StartupLabs đầu tư ươm giống cho 3 startup, REE Ventures và Golden Gate Ventures đã chú ý các hoạt động khu vực và Silicon Straits cũng sẽ sớm có văn phòng tại Hồ Chí Minh trong năm nay. Jeff khẳng định rằng:
Tôi rất lạc quan với các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam và chúng tôi tại Golden Gate Ventures mong chờ được đầu tư cho các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam!
Và điểm cuối cùng Jeff ấn tượng các Startup Việt Nam đó là: Các Founder làm việc rất chăm chỉ.
Bởi vì phần lớn các doanh nhân Việt Nam đang liều lĩnh hơn. Không có hỗ trợ, họ cần làm việc vất vả hơn để thành công. Họ làm việc qua ngày đêm và cả cuối tuần khi họ sẵn sàng trong cuộc chơi. Điều này cũng là một điểm mạnh khác của các Startup khu vực.
Cảm ơn Jeffrey vì cuộc trò chuyện và những chia sẻ của ông. Tôi xin tóm tắt một số từ chính về Startup Việt nam và hệ thống dưới đây:
- Nhiều vấn đề -> cơ hội để giải quyết và kiếm lợi nhuận
- Đang phát triển -> Nhiều cơ hội tăng trưởng
- Kỹ năng công nghệ cao -> điểm mạnh sản phẩm
- Chi phí thấp -> dễ dàng tự lực, đánh giá, chuyển hướng và thử nghiệm + Những cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia và các công ty, những khởi nghiệp nước ngoài đang mở rộng.
- Sẵn sàng mạo hiểm -> nhiều thứ được làm ra
- Không có cơ cấu -> cần những lãnh đạo và cơ hội cho các startups được đào tạo (như General Assembly)
Theo ICTnews

Comments

Popular posts from this blog

Demo sử dụng Veeam để backup / restore / replicate máy ảo

Veeam Backup & Replication là 1 giải pháp mạnh cho việc backup, khôi phục và đảm bảo an toàn dữ liệu hạ tầng ảo đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu từ bất kỳ độ lớn hay phức tạp của môi trường ảo hóa Vmware và hiện nay là hỗ trợ cả Hyper-V. Một số quan tâm chính mà giải pháp này mang lại: Hỗ trợ môi trường ảo hóa ESX/ESXi Vmware và Microsoft Hyper-V Tăng cường với kiến trúc backup phân tán cho các môi trường lớn và phúc tạp Ngoài giải pháp backup còn đi kèm theo trong bộ sản phẩm tập trung này là Replication. Hỗ trợ khôi phục nhanh hệ thống trực tiếp (start máy ảo trực tiếp) từ các tập tin backup đã được nén và dedup mà không cần restore các tập tin máy ảo ra hệ thống lưu trữ. Đa dạng hóa các phương thức restore từ một bản backup: restore máy ảo, tập tin máy ảo, tập tin bên trong OS của máy ảo hoặc dữ liệu của một ứng dụng đặc thù như AD, Exchange… Hỗ trợ incremental backup (Forward Incremental và Reversed Incremental Backup ) Tăng cường khả năng lưu trữ với tính năng compress v

Phần mềm sao lưu SQL Server tự động tốt nhất

Sau bao nhiêu năm làm việc với SQL Server, mình phát hiện thấy có nhiều trường hợp SQL Server bị lỗi phần tự động sao lưu dẫn đến không thể sao lưu hoặc các bản SQL Express không có phần tự động sao lưu gây khó khăn cho người quản trị database. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó nên mình đã viết ra phần mềm SaigonIT SQL Server Backup and Shrink Log . Chương trình đặc biệt hữu ích cho khách hàng sử dụng các bản SQL Server Express. Tính năng chính: Hoạt động theo cơ chế service, không cần login vào hệ điều hành hệ thống vẫn chạy được. Đáp ứng tốt cho các máy chạy Windows Server. Hỗ trợ sao lưu cho các server chạy SQL Server 2000 trở lên. Tự động nén dữ liệu sao lưu thành file zip để tiết kiệm không gian đĩa. Cho phép đặt mật khẩu file sao lưu. Tính năng thu nhỏ file log. Đặt lịch sao lưu theo các ngày trong tuần vào một giờ quy định. Gửi email đến quản trị thông báo mỗi khi sao lưu thành công. Hỗ trợ tốt tài khoản email của Gmail. Cho phép thiết lập chỉ lưu số lượng nhất định bản

Hướng dẫn cài đặt FreeNAS làm shared storage

Có một loạt các lựa chọn hệ điều hành có sẵn để thiết lập NAS của riêng bạn. Nhưng chúng ta sẽ giữ cho mọi thứ đơn giản và thực hiện với FreeNAS. FreeNAS là hệ điều hành thu gọn của FreeBSD nên tương thích phần cứng phụ thuộc vào FreeBSD mà freeBSD cũng tương đối kén phần cứng. Nói chung nên tránh các hệ thống quá cũ. Các bạn có thể tham khảo khả năng tương thích ở đây: http://www.freebsd.org/releases/8.3R/hardware.html FreeNAS hỗ trợ tất cả các giao thức chia sẻ phổ biến. Với các máy tính Windows, nó hỗ trợ Common Internet File System (CIFS), cũng được biết đến dưới tên SMB hoặc samba. Với những người dùng Mac, nó hỗ trợ Apple Filing Protocol (AFP). Bên cạnh đó cũng hỗ trợ Network File System (NFS) cho các máy tính kiểu dáng Unix đó. Khi thiết lập các đĩa, bạn có thể kích hoạt sự mã hóa. FreeNAS cũng cung cấp sự truy cập thông qua File Transfer Protocol (FTP), thậm chí còn có thể thiết lập cho các kết nối gửi đến từ Internet. Thực hiện điều đó bằng cách nhập một cổng chuyển t