Skip to main content

Một thế giới của điện toán đám mây

Một cuộc khảo sát gần đây của RightScale cho thấy, điện toán đám mây đang là công nghệ được quân tâm nhiều nhất, và đặc biệt là các công nghệ đám mây nguồn mở.
Theo khảo sát của RightScale, có gần 50% các doanh nghiệp đã chuyển ít nhất một dịch vụ của họ sang nền tảng điện toán đám mây. Cuộc khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 625 chuyên gia công nghệ thông tin, kết quả khảo sát được RightScale công bố trong báo cáo "RightScale State of the Cloud 2013".
Điện toán đám mây là tương lai của Công nghệ thông tin
Theo báo cáo này, 26% doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, 23% đã có một dịch vụ hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây. 26% doanh nghiệp đang bắt đầu triển khai dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên, 17% đang xem xét việc sử dụng nền tảng điện toán đám mây. Và chỉ có 8% doanh nghiệp chưa có ý định chuyển sang nền tảng mới này.
Đây không chỉ là hành động chạy theo xu hướng của các doanh nghiệp. Theo báo cáo của RightScale, 77% các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây cho biết các dịch vụ hoạt động nhanh hơn so với những cụm máy chủ trước đây. 73% cho biết điện toán đám mây đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô hệ thống của họ.
RightScale cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp lưu trữ lai, bằng cách kết hợp nhiều nền tảng điện toán đám mây chia sẻ (public cloud) và điện toán đám mây cá nhân (private cloud). 29% cho biết họ sẽ sử dụng nền tảng điện toán đám mây chia sẻ, đồng thời xây dựng nền tảng điện toán đám mây cá nhân trên những cụm máy chủ sẵn có của mình. 15% doanh nghiệp cho biết họ sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng nhiều dịch vụ điện toán đám mây chia sẻ khác nhau, cho dù những nền tảng điện toán đám mây như Amazon Web Service (AWS) cam kết đảm bảo an toàn cho dịch vụ của họ.
Khách hàng lựa chọn dịch vụ đám mây nào? Nếu là các dịch vụ đám mây chia sẻ, thì AWS vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp cũng bắt đầu chú ý tới các dịch vụ khác như Rackspace, OpenStack, Google Compute Engine (GCE) và Windows Azure với tổng cộng hơn 20% thị phần. Tổng thị phần của các dịch vụ này vẫn ít hơn 20% so với AWS.
RightScale cho rằng "Trong một môi trường cạnh tranh như vậy, khách hàng có thể trông đợi một cuộc cạnh tranh của các nhà cung cấp về giá cả, tính năng và chất lượng dịch vụ". Điều này hoàn toàn đúng, vì chỉ cách đây vài ngày Amazon đã hạ giá dịch vụ máy chủ ảo chuyên dụng của mình. Rackspace đã phản ứng bằng việc giảm giá dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ của mình. Nhưng điều đáng lo ngại cho các đối thủ cạnh tranh của Amazon là công ty này đủ khả năng để chấp nhận chịu lỗ với AWS và có thể sẽ tiếp tục giảm giá thấp hơn nữa. Nếu khách hàng quan tâm tới giá, thì AWS là dịch vụ cạnh tranh nhất. Nếu họ quan tâm tới tính năng và chất lượng dịch vụ thì cũng ít có nhà cung cấp nào có dịch vụ tốt hơn AWS.
Đối với thị trường điện toán đám mây cá nhân, thì AWS có ít khả năng cạnh tranh hơn. Openstack đang dẫn đầu phân khúc thị trường này. Sau đó là CloudStack và Eucalyptus, rồi mới tới AWS.
RightScale cũng lưu ý tới một ngoại lệ, đó là Azure, vì nó là dịch vụ dám mây lớn duy nhất không phải là một công nghệ mã nguồn mở. Trong khi các dịch vụ khác như RackSpace, CloudStack và Eucalyptus đều là dịch vụ nguồn mở hoàn toàn, AWS và Google Compute Engine là các dịch vụ nguồn mở một phần vì chúng chạy trên nền tảng Linux.
Các công nghệ truyền thống phải dần thay đổi cho phù hợp với thời kì mới, vì điện toán đám mây thực sự là tương lai của Công nghệ thông tin.
The ZDNet

Comments

Popular posts from this blog

Demo sử dụng Veeam để backup / restore / replicate máy ảo

Veeam Backup & Replication là 1 giải pháp mạnh cho việc backup, khôi phục và đảm bảo an toàn dữ liệu hạ tầng ảo đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu từ bất kỳ độ lớn hay phức tạp của môi trường ảo hóa Vmware và hiện nay là hỗ trợ cả Hyper-V. Một số quan tâm chính mà giải pháp này mang lại: Hỗ trợ môi trường ảo hóa ESX/ESXi Vmware và Microsoft Hyper-V Tăng cường với kiến trúc backup phân tán cho các môi trường lớn và phúc tạp Ngoài giải pháp backup còn đi kèm theo trong bộ sản phẩm tập trung này là Replication. Hỗ trợ khôi phục nhanh hệ thống trực tiếp (start máy ảo trực tiếp) từ các tập tin backup đã được nén và dedup mà không cần restore các tập tin máy ảo ra hệ thống lưu trữ. Đa dạng hóa các phương thức restore từ một bản backup: restore máy ảo, tập tin máy ảo, tập tin bên trong OS của máy ảo hoặc dữ liệu của một ứng dụng đặc thù như AD, Exchange… Hỗ trợ incremental backup (Forward Incremental và Reversed Incremental Backup ) Tăng cường khả năng lưu trữ với tính năng compress v

Phần mềm sao lưu SQL Server tự động tốt nhất

Sau bao nhiêu năm làm việc với SQL Server, mình phát hiện thấy có nhiều trường hợp SQL Server bị lỗi phần tự động sao lưu dẫn đến không thể sao lưu hoặc các bản SQL Express không có phần tự động sao lưu gây khó khăn cho người quản trị database. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó nên mình đã viết ra phần mềm SaigonIT SQL Server Backup and Shrink Log . Chương trình đặc biệt hữu ích cho khách hàng sử dụng các bản SQL Server Express. Tính năng chính: Hoạt động theo cơ chế service, không cần login vào hệ điều hành hệ thống vẫn chạy được. Đáp ứng tốt cho các máy chạy Windows Server. Hỗ trợ sao lưu cho các server chạy SQL Server 2000 trở lên. Tự động nén dữ liệu sao lưu thành file zip để tiết kiệm không gian đĩa. Cho phép đặt mật khẩu file sao lưu. Tính năng thu nhỏ file log. Đặt lịch sao lưu theo các ngày trong tuần vào một giờ quy định. Gửi email đến quản trị thông báo mỗi khi sao lưu thành công. Hỗ trợ tốt tài khoản email của Gmail. Cho phép thiết lập chỉ lưu số lượng nhất định bản

Hướng dẫn cài đặt FreeNAS làm shared storage

Có một loạt các lựa chọn hệ điều hành có sẵn để thiết lập NAS của riêng bạn. Nhưng chúng ta sẽ giữ cho mọi thứ đơn giản và thực hiện với FreeNAS. FreeNAS là hệ điều hành thu gọn của FreeBSD nên tương thích phần cứng phụ thuộc vào FreeBSD mà freeBSD cũng tương đối kén phần cứng. Nói chung nên tránh các hệ thống quá cũ. Các bạn có thể tham khảo khả năng tương thích ở đây: http://www.freebsd.org/releases/8.3R/hardware.html FreeNAS hỗ trợ tất cả các giao thức chia sẻ phổ biến. Với các máy tính Windows, nó hỗ trợ Common Internet File System (CIFS), cũng được biết đến dưới tên SMB hoặc samba. Với những người dùng Mac, nó hỗ trợ Apple Filing Protocol (AFP). Bên cạnh đó cũng hỗ trợ Network File System (NFS) cho các máy tính kiểu dáng Unix đó. Khi thiết lập các đĩa, bạn có thể kích hoạt sự mã hóa. FreeNAS cũng cung cấp sự truy cập thông qua File Transfer Protocol (FTP), thậm chí còn có thể thiết lập cho các kết nối gửi đến từ Internet. Thực hiện điều đó bằng cách nhập một cổng chuyển t