Có thể bạn sẽ gặp phải một vài rắc rối thường gặp và đây sẽ là hướng giải quyết.
Vấn đề thời gian dùng pin
Tôi đọc qua nhiều nhận xét trên diễn đàn, và có một tình trạng chung như thế này: bạn đã thử hết các giải pháp quen thuộc như giảm độ sáng màn hình, tắt Wi-Fi, Bluetooth khi không dùng đến, tắt Screen Saver, tránh chạy nhiều ứng dụng và giảm thiểu chương trình khởi động cùng Windows, chống phân mảnh ổ cứng… song kết quả, thời gian dùng pin vẫn thấp hơn nhiều so với Windows 7. Trong khi đó, Microsoft lại quảng cáo HĐH Windows 8 tiết kiệm năng lượng hơn (!). Bản thân tôi cũng bị tình trạng này và tôi sẽ giúp bạn giải quyết nó.
Các giải pháp trên HĐH
Cài Windows 8 trên cấu hình nào?
Với Windows 8, mặc dù cấu hình tối thiểu cũng ngang với Windows 7. Nhưng với những dòng netbook/laptop đời cũ có cấu hình như Pentium Dual Core/ Core2Duo, AMD Althon X2, RAM 1GB thì HĐH tốt nhất mà bạn chọn là Windows XP, với những laptop dùng chip 3, 4 nhân hoặc 4 luồng trở lên (Core 2 Quad, Corei3/5/7, AMD Phenom X3,4,6, AMD Trinity…) hoặc một số dòng Dual Core thế hệ 2/3 thì Windows 8 hoặc 7 là sự lựa chọn tốt. Bạn có thể lựa chọn cài song song 2 Windows.
Dĩ nhiên, với các dòng laptop đời mới, nhà sản xuất đã cài sẵn Windows 8 và bạn cứ giữ nguyên vậy.
Vậy bạn có phân vân là giữa Windows 7 hay Windows 8, khả năng “ngốn” pin của 2 HĐH? Yếu tố tiếp theo sẽ giúp bạn lựa chọn.
Cài driver tương thích
Driver không tương thích là nguyên nhân làm laptop hao pin nhiều hơn. Bạn có thể thực hiện 2 “thí nghiệm” sau để so sánh tầm quan trọng của driver với thời gian sử dụng pin.
Với “thí nghiệm” 1, cùng là 1 Windows, bạn so sánh thời gian sử dụng pin bằng việc cài xong Windows 8, bạn không cài driver và lúc sau cài driver đầy đủ, bạn sẽ thấy, khi cài driver đầy đủ, thời gian dùng pin kéo dài hơn (mặc dù Windows sẽ tốn RAM hơn).
Với “thí nghiệm” 2, bạn cài song song 2 HĐH Windows 8 và Windows 7. Đa số người dùng đều lấy driver Windows 7 cài lên cho Windows 8, mặc dù vậy nhưng thời gian sử dụng pin trên Windows 8 sẽ thấp hơn so với Windows 7 (bản thân người viết cũng đã làm thử trên laptop ASUS K43SJ và kết quả là thời gian sử dụng laptop thấp hơn 45 phút so với Windows 7). Nhưng nếu bạn dùng driver dành riêng cho Windows 8 (trên trang chủ của dòng máy đó), bạn sẽ thấy thời gian dùng pin trên Windows 7 và Windows 8 gần như xấp xỉ nhau (cùng cấu hình tùy chỉnh, chưa cài phần mềm gì hết ngoại trừ driver). Điều này dễ giải thích vì khi cài Windows 8 xong, mặc dù Windows 8 nhận diện phần cứng khá tốt, đôi khi có một số thành phần mà nó chưa nhận được, do đó việc cài driver không chỉ giúp Windows nhận diện các thiết bị mà còn giúp Windows 8 quản lý tốt các thiết bị đó khi sử dụng. Các driver quan trọng như Chipset (quan trọng nhất vì chipset nó quản lí các thiết bị trên mainboard), Sound, card đồ họa, Wi-Fi, Bluetooth.
Như vậy, có thể thấy thiếu driver (hoặc cài driver chưa tương thích) là một trong những nguyên nhân làm cho HĐH Windows 8 có thời gian sử dụng thấp hơn so với Windows 7.
Cập nhập Windows 8 GDR
Microsoft đã ra mắt gói bảo mật với mã số KB2756872 nhằm cải thiện hiệu năng và các vấn đề tương thích trên Windows 8. Tôi thấy sau khi cài bản vá này (HĐH Windows 8 64bit) thì hiệu suất có cải thiện lên, các chương trình chạy ổn định hơn, quản lí năng lượng tốt hơn. Sau khi cập nhập gói này, Windows 8 RTM sẽ chính thức trở thành Windows 8 GDR (General Distribution Release: Các gói GDR chứa các bản sửa các vấn đề về an toàn và tính ổn định). Bạn có thể tải gói bảo mật này thông qua Windows Update.
* Các giải pháp phần cứng
Để có thể áp dụng những giải pháp dưới đây, bạn cần phải cài đầy đủ driver Chipset, card đồ họa cho Windows 8
Xung nhịp CPU
Với các dòng chip Corei ngày nay, xung nhịp CPU sẽ tự động tăng/ giảm xung nhịp liên tục (và nếu có công nghệ Turbo Boost thì mức xung nhịp này sẽ tăng lên cao hơn nữa). Nhờ Task manager của Windows 8, bạn có thể theo dõi mức xung nhịp CPU mà không cần dùng phần mềm nào khác.
Nếu như bạn không giới hạn lại mức xung nhịp CPU, tình trạng xung sẽ nhảy liên tục, đôi khi nó sẽ duy trì ở mức tối đa và sẽ tiêu hao điện khá nhiều, và quạt tản nhiệt phải quay ở tốc độ cao để làm mát hệ thống. Do đó, để khống chế xung nhịp CPU ở một mức nào đó, bạn có thể sử dụng chế độ Power Saver trong Power options của Windows 8 (mặc định ở chế độ này, xung nhịp sẽ giảm đến mức tối thiểu, thường là 0,8GHz)
Nếu như bạn muốn tự giới hạn xung nhịp theo ý mình, bạn bấm vào Change Plan Settings, chọn change advanced power settings. Tại mục Processor Power Management, mức Minimum processor state thì nên để mặc định 5%, mức Maximum thì bạn sẽ chỉnh % để giới hạn xung CPU (ví dụ giới hạn 50% thì xung nhịp CPU sẽ giới hạn lại một nửa).
Tham khảo bài “Hạ nhiệt MTXT” trên PCWorld Việt Nam tháng 7/2012 (số 237)
Chuyển đổi card đồ họa
Card đồ họa (đặc biệt là card đồ họa rời NVIDIA hay AMD) là một trong những thiết bị ngốn nhiều điện (đặc biệt là những dòng cao cấp chuyên “trị” game). Nhưng đa phần các dòng GPU mới hiện nay đều có thể tự động tăng/ giảm xung (các dòng GPU NVIDIA/ AMD mới có trang bị thêm công nghệ GPU Boost để tăng xung xử lý). Và để tiết kiệm pin nhiều hơn, với laptop có dùng công nghệ Optimus hay AMD Switchable graphics, bạn hãy chuyển sang dùng GPU Intel. Ngoài ra, bạn có thể tùy chỉnh chế độ tiết kiệm pin, có thể tùy vào một số GPU đời cũ/ mới mà cách thiết lập có thể khác:
Với Intel, bạn mở Graphic Properties, chọn Power và chọn Maximum Battery Life.
Với AMD, bạn mở AMD Catalyst, chọn Power, chọn chế độ Power saving graphics (với chip AMD Vision thì tùy chỉnh có thể sẽ khác). AMD còn trang bị thêm công nghệ AMD Enduro Technology để giúp bạn có thể tùy chỉnh hiệu năng, hoặc chế độ tiết kiệm pin một cách nhanh chóng.
Với NVIDIA, bạn mở NVIDIA Control Panel và không thấy mục Power ở đâu cả (!). Do đó, bạn có thể chỉnh ở mức Performance tại tùy chọn Use my preference emphasizing ở mục Adjust image settings with preview.
Bảo quản pin và hạn chế chai pin
Đây là yếu tố quan trọng nhất để kéo dài thời gian sử dụng cho laptop, mà dường như ít người đề cập: đó là độ chai pin. Chúng ta thường có thói quen khi đang dùng pin, mặc dù pin chưa cạn mà vẫn cắm sạc vào để sạc pin, thói quen này sẽ khiến cho pin bị chai nhanh. Mà pin bị chai nhanh sẽ làm cho khả năng trữ điện của pin giảm, dẫn đến thời gian dùng pin không có được lâu.
Để bảo quản pin thì bạn lên mạng và tra cứu thông tin. Nhưng quy tắc quan trọng nhất là để giảm độ chai pin, bạn có thể sử dụng phần mềm Hardware Monitor (HW Monitor), miễn phí và gọn nhẹ để theo dõi Wear level (mức chai) và thay đổi thói quen: cứ dùng pin cho đến khi nào còn mức 7% là cắm sạc. Bạn cần xả pin theo định kì (tùy theo chế độ sử dụng pin, kể cả không dùng pin trong thời gian dài). Độ chai pin ở mức dưới 10% là ổn. Nếu tốt hơn, sau khi dùng pin xong, bạn hãy tháo pin ra máy cho pin nguội một lát rồi mới sạc lại. Lúc sạc, lời khuyên là bạn đừng dùng máy vì khi sạc, pin sẽ nóng lên, kèm thêm nhiệt độ từ các linh kiện trong máy làm pin nóng hơn. Mà nhiệt độ cao thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến độ chai pin.
Trong trường hợp pin bị chai quá nhiều, hơn 40 – 50% thì tốt nhất bạn nên mang pin ra cửa hàng vi tính để tích điện lại pin, hoặc là mua pin mới.
Tìm driver tương thích
Sau khi biết nguyên nhân chính làm cho Windows 8 có thời gian dùng pin thấp hơn Windows 7. Vậy câu hỏi đặt ra là: driver tương thích với Windows 8 cho laptop nằm ở đâu? Ta xét các trường hợp:
Trường hợp 1: nếu laptop có khả năng nâng cấp lên Windows 8 thì trên trang chủ của nhà sản xuất, bạn tìm đúng dòng máy đang dùng và tải về driver Windows 8 (tương ứng HĐH 32 – 64 bit), cài vào máy và thế là xong. Tuy nhiên, không phải dòng máy nào cũng đều được nhà sản xuất phát hành driver Windows 8 (kể cả một số dòng máy sản xuất sau năm 2010, 2011). Nếu như bạn đang dùng dòng máy mà nhà sản xuất không phát hành driver Windows 8 cho nó, thì bạn chuyển qua trường hợp 2.
Trường hợp 2: để tìm driver, hãy chọn driver dòng máy khác có CẤU HÌNH TƯƠNG TỰ (có thể khác một chút) như máy bạn đang dùng, mà có driver Windows 8, lấy driver dòng máy đó cài vào cho máy mình. Bạn sẽ gặp trường hợp thiếu driver cho 1 thiết bị nào đó, và bạn cần chuyển sang trường hợp 3
Trường hợp 3: download driver trên trang chủ của nhà sản xuất thiết bị đó (không phải hãng laptop đang dùng). Ví dụ card đồ họa NVIDIA, AMD, sound card Realtek,… và tìm driver tương thích cho thiết bị đó. Ngoài ra, bạn thử chạy Windows Update và nếu may mắn, bạn tải driver thông qua đây.
Lấy ví dụ với máy ASUS K43SJ, sau khi tôi cài Windows 8 thì chỉ có duy nhất khe đọc thẻ nhớ là Windows 8 không nhận diện được. Tôi vào trang chủ ASUS tìm đến dòng máy K43SJ, và không thấy ASUS hỗ trợ Windows 8 cho dòng máy này (mặc dù máy dùng chip Corei5 thế hệ 2, NVIDIA GT520M). Tôi chuyển qua trường hợp 2, tìm một dòng máy có cấu hình tương tự, và đó là dòng K43E. So sánh cấu hình hai máy, chỉ khác nhau ở chỗ K43E không trang bị card đồ họa NVIDIA, nhưng K43SJ thì lại có. Như vậy, tôi download driver của máy K43E và cài vào máy K43SJ. Còn card đồ họa NVIDIA GT520M, tôi vào trang chủ NVIDIA tải driver dành cho Windows 8 về và cài vào. Và như vậy, Windows 8 đã nhận diện đầy đủ phần cứng trên laptop ASUS K43SJ và hoạt động ổn định hơn.
Tình trạng ổ cứng luôn ở mức 100% khi hệ thống idle
Thực ra tình trạng này, không chỉ Windows 8 mà ngay cả Windows 7 cũng bị, và nó cũng làm cho pin tiêu hao nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng bạn thử dò qua các nguyên nhân dưới đây:
- Liên quan đến phần mềm Antivirus: có thể nói phần mềm diệt virus cũng khiến cho ổ cứng hoạt động 100% vì có thể khi Idle, phần mềm sẽ tự động scan virus, hoặc là thông báo tình trạng của máy. Tôi sử dụng Norton Internet Security 2012, khi để máy Idle trong 10 phút, Norton sẽ cảnh báo và tự nhiên đèn nháy HDD sáng lên (tức trạng thái ổ cứng trong mức 90 - 100%), tôi theo dõi trong Task Manager thì phát hiện tiến trình System gây ra tình trạng này, nhưng không rõ tiến trình này làm việc gì (?). Tôi thử chọn chế độ Silent Mode, và đèn HDD hết sáng.
- Liên quan đến Action Center: thứ nhất là tính năng Windows Update, khi idle, Windows sẽ tự động check các bản vá (theo định kì) và download, thậm chí tự động cài đặt vào. Tình trạng này đôi khi sẽ khiến bạn khó chịu vì Windows “âm thầm” cài đặt (làm cho trạng thái ổ cứng lên 90 – 100%) mà chưa hỏi ý kiến của bạn (!), dẫn đến quá trình Restart và Start diễn ra lâu hơn. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chọn Never check for updates. Và thứ hai là chế độ Maintenance, đây là chế độ tự động kiểm tra tình trạng máy tính, dò các lỗi phát sinh và đưa ra giải pháp của Windows, bạn bấm Settings chọn Never check for solutions. Theo cá nhân tôi, hai tính năng này không cần thiết và có thể chọn Turn off message để tắt thông báo đi.
- Liên quan đến Power Option: bạn mở Power Option, bấm Change Plan Settings và tại mục Dim Display. Bạn hãy chọn Never (vì nếu bạn quy định thời gian Turn off display thì Dim Display không nhất thiết phải thiết lập).
Sau khi thử qua các giải pháp trên, tình trạng ổ cứng ở mức 100% khi idle sẽ không còn nữa.
Nguồn: PC World
Tôi đọc qua nhiều nhận xét trên diễn đàn, và có một tình trạng chung như thế này: bạn đã thử hết các giải pháp quen thuộc như giảm độ sáng màn hình, tắt Wi-Fi, Bluetooth khi không dùng đến, tắt Screen Saver, tránh chạy nhiều ứng dụng và giảm thiểu chương trình khởi động cùng Windows, chống phân mảnh ổ cứng… song kết quả, thời gian dùng pin vẫn thấp hơn nhiều so với Windows 7. Trong khi đó, Microsoft lại quảng cáo HĐH Windows 8 tiết kiệm năng lượng hơn (!). Bản thân tôi cũng bị tình trạng này và tôi sẽ giúp bạn giải quyết nó.
Các giải pháp trên HĐH
Cài Windows 8 trên cấu hình nào?
Với Windows 8, mặc dù cấu hình tối thiểu cũng ngang với Windows 7. Nhưng với những dòng netbook/laptop đời cũ có cấu hình như Pentium Dual Core/ Core2Duo, AMD Althon X2, RAM 1GB thì HĐH tốt nhất mà bạn chọn là Windows XP, với những laptop dùng chip 3, 4 nhân hoặc 4 luồng trở lên (Core 2 Quad, Corei3/5/7, AMD Phenom X3,4,6, AMD Trinity…) hoặc một số dòng Dual Core thế hệ 2/3 thì Windows 8 hoặc 7 là sự lựa chọn tốt. Bạn có thể lựa chọn cài song song 2 Windows.
Dĩ nhiên, với các dòng laptop đời mới, nhà sản xuất đã cài sẵn Windows 8 và bạn cứ giữ nguyên vậy.
Vậy bạn có phân vân là giữa Windows 7 hay Windows 8, khả năng “ngốn” pin của 2 HĐH? Yếu tố tiếp theo sẽ giúp bạn lựa chọn.
Cài driver tương thích
Driver không tương thích là nguyên nhân làm laptop hao pin nhiều hơn. Bạn có thể thực hiện 2 “thí nghiệm” sau để so sánh tầm quan trọng của driver với thời gian sử dụng pin.
Với “thí nghiệm” 1, cùng là 1 Windows, bạn so sánh thời gian sử dụng pin bằng việc cài xong Windows 8, bạn không cài driver và lúc sau cài driver đầy đủ, bạn sẽ thấy, khi cài driver đầy đủ, thời gian dùng pin kéo dài hơn (mặc dù Windows sẽ tốn RAM hơn).
Với “thí nghiệm” 2, bạn cài song song 2 HĐH Windows 8 và Windows 7. Đa số người dùng đều lấy driver Windows 7 cài lên cho Windows 8, mặc dù vậy nhưng thời gian sử dụng pin trên Windows 8 sẽ thấp hơn so với Windows 7 (bản thân người viết cũng đã làm thử trên laptop ASUS K43SJ và kết quả là thời gian sử dụng laptop thấp hơn 45 phút so với Windows 7). Nhưng nếu bạn dùng driver dành riêng cho Windows 8 (trên trang chủ của dòng máy đó), bạn sẽ thấy thời gian dùng pin trên Windows 7 và Windows 8 gần như xấp xỉ nhau (cùng cấu hình tùy chỉnh, chưa cài phần mềm gì hết ngoại trừ driver). Điều này dễ giải thích vì khi cài Windows 8 xong, mặc dù Windows 8 nhận diện phần cứng khá tốt, đôi khi có một số thành phần mà nó chưa nhận được, do đó việc cài driver không chỉ giúp Windows nhận diện các thiết bị mà còn giúp Windows 8 quản lý tốt các thiết bị đó khi sử dụng. Các driver quan trọng như Chipset (quan trọng nhất vì chipset nó quản lí các thiết bị trên mainboard), Sound, card đồ họa, Wi-Fi, Bluetooth.
Như vậy, có thể thấy thiếu driver (hoặc cài driver chưa tương thích) là một trong những nguyên nhân làm cho HĐH Windows 8 có thời gian sử dụng thấp hơn so với Windows 7.
Cập nhập Windows 8 GDR
Microsoft đã ra mắt gói bảo mật với mã số KB2756872 nhằm cải thiện hiệu năng và các vấn đề tương thích trên Windows 8. Tôi thấy sau khi cài bản vá này (HĐH Windows 8 64bit) thì hiệu suất có cải thiện lên, các chương trình chạy ổn định hơn, quản lí năng lượng tốt hơn. Sau khi cập nhập gói này, Windows 8 RTM sẽ chính thức trở thành Windows 8 GDR (General Distribution Release: Các gói GDR chứa các bản sửa các vấn đề về an toàn và tính ổn định). Bạn có thể tải gói bảo mật này thông qua Windows Update.
* Các giải pháp phần cứng
Để có thể áp dụng những giải pháp dưới đây, bạn cần phải cài đầy đủ driver Chipset, card đồ họa cho Windows 8
Xung nhịp CPU
Nếu như bạn không giới hạn lại mức xung nhịp CPU, tình trạng xung sẽ nhảy liên tục, đôi khi nó sẽ duy trì ở mức tối đa và sẽ tiêu hao điện khá nhiều, và quạt tản nhiệt phải quay ở tốc độ cao để làm mát hệ thống. Do đó, để khống chế xung nhịp CPU ở một mức nào đó, bạn có thể sử dụng chế độ Power Saver trong Power options của Windows 8 (mặc định ở chế độ này, xung nhịp sẽ giảm đến mức tối thiểu, thường là 0,8GHz)
Nếu như bạn muốn tự giới hạn xung nhịp theo ý mình, bạn bấm vào Change Plan Settings, chọn change advanced power settings. Tại mục Processor Power Management, mức Minimum processor state thì nên để mặc định 5%, mức Maximum thì bạn sẽ chỉnh % để giới hạn xung CPU (ví dụ giới hạn 50% thì xung nhịp CPU sẽ giới hạn lại một nửa).
Tham khảo bài “Hạ nhiệt MTXT” trên PCWorld Việt Nam tháng 7/2012 (số 237)
Chuyển đổi card đồ họa
Card đồ họa (đặc biệt là card đồ họa rời NVIDIA hay AMD) là một trong những thiết bị ngốn nhiều điện (đặc biệt là những dòng cao cấp chuyên “trị” game). Nhưng đa phần các dòng GPU mới hiện nay đều có thể tự động tăng/ giảm xung (các dòng GPU NVIDIA/ AMD mới có trang bị thêm công nghệ GPU Boost để tăng xung xử lý). Và để tiết kiệm pin nhiều hơn, với laptop có dùng công nghệ Optimus hay AMD Switchable graphics, bạn hãy chuyển sang dùng GPU Intel. Ngoài ra, bạn có thể tùy chỉnh chế độ tiết kiệm pin, có thể tùy vào một số GPU đời cũ/ mới mà cách thiết lập có thể khác:
Với AMD, bạn mở AMD Catalyst, chọn Power, chọn chế độ Power saving graphics (với chip AMD Vision thì tùy chỉnh có thể sẽ khác). AMD còn trang bị thêm công nghệ AMD Enduro Technology để giúp bạn có thể tùy chỉnh hiệu năng, hoặc chế độ tiết kiệm pin một cách nhanh chóng.
Với NVIDIA, bạn mở NVIDIA Control Panel và không thấy mục Power ở đâu cả (!). Do đó, bạn có thể chỉnh ở mức Performance tại tùy chọn Use my preference emphasizing ở mục Adjust image settings with preview.
Bảo quản pin và hạn chế chai pin
Đây là yếu tố quan trọng nhất để kéo dài thời gian sử dụng cho laptop, mà dường như ít người đề cập: đó là độ chai pin. Chúng ta thường có thói quen khi đang dùng pin, mặc dù pin chưa cạn mà vẫn cắm sạc vào để sạc pin, thói quen này sẽ khiến cho pin bị chai nhanh. Mà pin bị chai nhanh sẽ làm cho khả năng trữ điện của pin giảm, dẫn đến thời gian dùng pin không có được lâu.
Để bảo quản pin thì bạn lên mạng và tra cứu thông tin. Nhưng quy tắc quan trọng nhất là để giảm độ chai pin, bạn có thể sử dụng phần mềm Hardware Monitor (HW Monitor), miễn phí và gọn nhẹ để theo dõi Wear level (mức chai) và thay đổi thói quen: cứ dùng pin cho đến khi nào còn mức 7% là cắm sạc. Bạn cần xả pin theo định kì (tùy theo chế độ sử dụng pin, kể cả không dùng pin trong thời gian dài). Độ chai pin ở mức dưới 10% là ổn. Nếu tốt hơn, sau khi dùng pin xong, bạn hãy tháo pin ra máy cho pin nguội một lát rồi mới sạc lại. Lúc sạc, lời khuyên là bạn đừng dùng máy vì khi sạc, pin sẽ nóng lên, kèm thêm nhiệt độ từ các linh kiện trong máy làm pin nóng hơn. Mà nhiệt độ cao thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến độ chai pin.
Trong trường hợp pin bị chai quá nhiều, hơn 40 – 50% thì tốt nhất bạn nên mang pin ra cửa hàng vi tính để tích điện lại pin, hoặc là mua pin mới.
Tìm driver tương thích
Sau khi biết nguyên nhân chính làm cho Windows 8 có thời gian dùng pin thấp hơn Windows 7. Vậy câu hỏi đặt ra là: driver tương thích với Windows 8 cho laptop nằm ở đâu? Ta xét các trường hợp:
Trường hợp 1: nếu laptop có khả năng nâng cấp lên Windows 8 thì trên trang chủ của nhà sản xuất, bạn tìm đúng dòng máy đang dùng và tải về driver Windows 8 (tương ứng HĐH 32 – 64 bit), cài vào máy và thế là xong. Tuy nhiên, không phải dòng máy nào cũng đều được nhà sản xuất phát hành driver Windows 8 (kể cả một số dòng máy sản xuất sau năm 2010, 2011). Nếu như bạn đang dùng dòng máy mà nhà sản xuất không phát hành driver Windows 8 cho nó, thì bạn chuyển qua trường hợp 2.
Trường hợp 2: để tìm driver, hãy chọn driver dòng máy khác có CẤU HÌNH TƯƠNG TỰ (có thể khác một chút) như máy bạn đang dùng, mà có driver Windows 8, lấy driver dòng máy đó cài vào cho máy mình. Bạn sẽ gặp trường hợp thiếu driver cho 1 thiết bị nào đó, và bạn cần chuyển sang trường hợp 3
Trường hợp 3: download driver trên trang chủ của nhà sản xuất thiết bị đó (không phải hãng laptop đang dùng). Ví dụ card đồ họa NVIDIA, AMD, sound card Realtek,… và tìm driver tương thích cho thiết bị đó. Ngoài ra, bạn thử chạy Windows Update và nếu may mắn, bạn tải driver thông qua đây.
Lấy ví dụ với máy ASUS K43SJ, sau khi tôi cài Windows 8 thì chỉ có duy nhất khe đọc thẻ nhớ là Windows 8 không nhận diện được. Tôi vào trang chủ ASUS tìm đến dòng máy K43SJ, và không thấy ASUS hỗ trợ Windows 8 cho dòng máy này (mặc dù máy dùng chip Corei5 thế hệ 2, NVIDIA GT520M). Tôi chuyển qua trường hợp 2, tìm một dòng máy có cấu hình tương tự, và đó là dòng K43E. So sánh cấu hình hai máy, chỉ khác nhau ở chỗ K43E không trang bị card đồ họa NVIDIA, nhưng K43SJ thì lại có. Như vậy, tôi download driver của máy K43E và cài vào máy K43SJ. Còn card đồ họa NVIDIA GT520M, tôi vào trang chủ NVIDIA tải driver dành cho Windows 8 về và cài vào. Và như vậy, Windows 8 đã nhận diện đầy đủ phần cứng trên laptop ASUS K43SJ và hoạt động ổn định hơn.
Tình trạng ổ cứng luôn ở mức 100% khi hệ thống idle
- Liên quan đến phần mềm Antivirus: có thể nói phần mềm diệt virus cũng khiến cho ổ cứng hoạt động 100% vì có thể khi Idle, phần mềm sẽ tự động scan virus, hoặc là thông báo tình trạng của máy. Tôi sử dụng Norton Internet Security 2012, khi để máy Idle trong 10 phút, Norton sẽ cảnh báo và tự nhiên đèn nháy HDD sáng lên (tức trạng thái ổ cứng trong mức 90 - 100%), tôi theo dõi trong Task Manager thì phát hiện tiến trình System gây ra tình trạng này, nhưng không rõ tiến trình này làm việc gì (?). Tôi thử chọn chế độ Silent Mode, và đèn HDD hết sáng.
- Liên quan đến Action Center: thứ nhất là tính năng Windows Update, khi idle, Windows sẽ tự động check các bản vá (theo định kì) và download, thậm chí tự động cài đặt vào. Tình trạng này đôi khi sẽ khiến bạn khó chịu vì Windows “âm thầm” cài đặt (làm cho trạng thái ổ cứng lên 90 – 100%) mà chưa hỏi ý kiến của bạn (!), dẫn đến quá trình Restart và Start diễn ra lâu hơn. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chọn Never check for updates. Và thứ hai là chế độ Maintenance, đây là chế độ tự động kiểm tra tình trạng máy tính, dò các lỗi phát sinh và đưa ra giải pháp của Windows, bạn bấm Settings chọn Never check for solutions. Theo cá nhân tôi, hai tính năng này không cần thiết và có thể chọn Turn off message để tắt thông báo đi.
- Liên quan đến Power Option: bạn mở Power Option, bấm Change Plan Settings và tại mục Dim Display. Bạn hãy chọn Never (vì nếu bạn quy định thời gian Turn off display thì Dim Display không nhất thiết phải thiết lập).
Sau khi thử qua các giải pháp trên, tình trạng ổ cứng ở mức 100% khi idle sẽ không còn nữa.
HAI ỨNG DỤNG WINDOWS 8 CỦA NGƯỜI VIỆT Với những ai dùng Windows 8 thì đều sẽ biết giao diện Modern UI và hàng tá ứng dụng trên kho Windows Store. Hầu hết các ứng dụng đều của nước ngoài, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy app do chính người Việt làm ra, và cụ thể là hai app dưới đây: Những bạn thường xuyên nghe nhạc online thì chắc đã biết website nhaccuatui.com với số lượng bài hát phong phú, đa dạng thể loại. Nhưng bây giờ, tại chính giao diện Modern UI, bạn có thể nghe và cập nhập những bài hát mới nhất bằng app Nhạc Việt tải từ Windows Store. Tuy nhiên, App VNExpress Với app VNExpress, bạn dễ dàng cập nhập và theo dõi những tin tức mới nhất mà không cần phải mở trình duyệt, giao diện đơn giản và dễ sử dụng, được nhóm thành nhiều mục để bạn dễ quản lý. |
Comments