Skip to main content

Bộ công cụ giám sát mạng toàn diện

Quản Trị Mạng - Giám sát mạng là một chức năng đa dạng với nhiều nhiệm vụ mà người quản trị hệ thống mạng máy tính cần phải thực hiện. Để đơn giản hóa công tác quản trị và nâng cao hiệu năng của hệ thống mạng, trong bài báo này, chúng tôi xin chia sẻ bộ công cụ khá đầy đủ phục vụ mục tiêu giám sát mạng toàn diện.

1. Quản lý băng thông với Bandwidth Splitter

Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý băng thông như: Bandwidth Monitor, NetFlow Analyzer... Hiện nay, Bandwidth Splitter là phần mềm được sử dụng phổ biến trong các tổ chức và doanh nghiệp. Ưu điểm của công cụ này là nhỏ gọn, tích hợp trên tường lửa ISA Server để cho phép người quản trị thực hiện các tác vụ như: giới hạn băng thông cho người dùng nội bộ, cung cấp băng thông cho người dùng ưu tiên, giới hạn dung lượng download/upload cho người dùng nội bộ, cung cấp download/upload không giới hạn cho users ưu tiên, và theo dõi trạng thái sử dụng băng thông của người dùng.
Giao diện của Bandwidth Splitter khá đơn giản và dễ sử dụng. Sau khi download và cài đặt lên máy chủ ISA Server, bạn tiến hành tạo các luật về băng thông và dung lượng download/upload tại các mục Shaping Rules và Quota Rules. Để theo dõi trạng thái sử dụng băng thông, bạn sử dụng chức năng Monitoring.

Kích thước gói cài đặt khoảng 2MB, download tại đây.

2. Quản lý tập trung với Ideal Administration

Hiện nay, phần lớn các hệ thống mạng của các tổ chức và doanh nghiệp được triển khai theo mô hình domain, trong đó một số máy chủ quản lý toàn bộ hoạt động của các máy trạm trong mạng. Tuy nhiên, bản thân các máy chủ còn hạn chế trong việc hỗ trợ các chức năng quản trị, vì vậy Ideal Administration đã ra đời như một trong những giải pháp tiêu biểu hỗ trợ quản trị hệ thống mạng một cách tập trung. Từ một máy tính cài đặt Ideal, bạn có thể quản lý toàn bộ máy chủ, máy trạm, máy in, người dùng… trong toàn mạng.
Ideal bao gồm nhiều chức năng nhưng cách sử dụng mỗi chức năng khá đơn giản. Sau khi cài đặt thành công trên một máy tính trong domain, toàn bộ tài nguyên mạng sẽ xuất hiện trên công cụ này. Tại đây, người quản trị sẽ thực hiện các thao tác giám sát cần thiết.
Kích thước gói cài đặt khoảng 18MB, download tại đây.

3. Quản lý các chính sách với GPMC

GPMC (Group Policy Management Console) là công cụ do Microsoft cung cấp, hỗ trợ người quản trị hệ thống mạng Windows triển khai các chính sách hệ thống.
Bằng cách cài đặt công cụ này trên máy chủ Active Directory, bạn có thể dễ dàng áp dụng các chính sách hệ thống trên toàn mạng. Kích thước gói cài đặt khoảng 5MB, download tại đây.

4. Quản lý dịch vụ mạng với Total Server Monitor

Để quản lý trạng thái máy chủ, dịch vụ và các ứng dụng trong mạng, người quản trị có thể sử dụng Total Server Monitor. Công cụ này theo dõi các máy chủ, dịch vụ và thông báo cho người quản trị khi có vấn đề xảy ra. Máy không trả lời HTTP, POP3, FTP - Total Server Monitor sẽ thông báo cho bạn về vấn đề. Kích thước công cụ khoảng 5MB, download tại đây.
Ngoài ra, cùng chức năng này, người quản trị có thể sử dụng phần mềm nguồn mở Nagios. Đây là một công cụ giám sát đa chức năng, tuy nhiên, vì hoạt động trên Linux nên thao tác cài đặt khá phức tạp. Người dùng có thể download tại đây.

5. Quản lý địa chỉ IP với Advanced IP Scanner 2.0

Quản lý địa chỉ IP là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản trị mạng. Hiện nay, có khá nhiều công cụ quản lý địa chỉ IP như: IP-Tools, IP Address Management Tool... Trong số đó, Advanced IP Scanner 2.0 là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi. Là một phần mềm miễn phí, IP Scanner cho phép bạn quét toàn bộ máy tính trong mạng và thu thập được những tài nguyên mạng như: địa chỉ IP, tên máy tính, thư mục chia sẻ…
Kích thước gói cài đặt khoảng 8MB, download tại đây. Với một bộ gồm các công cụ vừa nêu, người quản trị có thể yên tâm thực hiện các hoạt động giám sát hệ thống mạng của mình một cách hiệu quả.

Tô Thanh Hải - tthhai@live.com
 

Comments

Popular posts from this blog

Demo sử dụng Veeam để backup / restore / replicate máy ảo

Veeam Backup & Replication là 1 giải pháp mạnh cho việc backup, khôi phục và đảm bảo an toàn dữ liệu hạ tầng ảo đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu từ bất kỳ độ lớn hay phức tạp của môi trường ảo hóa Vmware và hiện nay là hỗ trợ cả Hyper-V. Một số quan tâm chính mà giải pháp này mang lại: Hỗ trợ môi trường ảo hóa ESX/ESXi Vmware và Microsoft Hyper-V Tăng cường với kiến trúc backup phân tán cho các môi trường lớn và phúc tạp Ngoài giải pháp backup còn đi kèm theo trong bộ sản phẩm tập trung này là Replication. Hỗ trợ khôi phục nhanh hệ thống trực tiếp (start máy ảo trực tiếp) từ các tập tin backup đã được nén và dedup mà không cần restore các tập tin máy ảo ra hệ thống lưu trữ. Đa dạng hóa các phương thức restore từ một bản backup: restore máy ảo, tập tin máy ảo, tập tin bên trong OS của máy ảo hoặc dữ liệu của một ứng dụng đặc thù như AD, Exchange… Hỗ trợ incremental backup (Forward Incremental và Reversed Incremental Backup ) Tăng cường khả năng lưu trữ với tính năng compress v...

9 ca khúc về mùa xuân đang khiến cư dân mạng say đắm

ICTnews - ICTnews vừa tổng hợp lại số liệu từ 3 trang web nghe nhạc trực tuyến hàng đầu (nhacso.net, nhaccuatui.com và nhac.vui.vn) để rút ra một tuyển tập 9 bài hát về mùa xuân được cư dân mạng yêu thích nhất trong thời điểm Tết cổ truyền đã đến rất gần. Ngày Tết quê em Sáng tác: Từ Huy Trình bày: Nhiều ca sĩ Đề cử bởi nhacso.net, nhaccuatui.com và nhac.vui.vn. Nhận xét chung: “Tết Tết Tết Tết đến rồi”, Tết đến thật rộn rã tươi vui trong bài hát này, đồng thời mang vẻ đẹp rất bình dị, truyền thống và chiếm được tình cảm của mọi người. Con bướm xuân Trình bày: Hồ Quang Hiếu Đề cử bởi nhaccuatui.com và nhac.vui.vn. Nhận xét chung: Nhịp điệu gấp gáp đầy chất lửa, lời bài hát gợi cảm. Mùa xuân ơi Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện Trình bày: Dương Triệu Vũ, Tammy Nguyễn Đề cử bởi nhacso.net và nhac.vui.vn Nhận xét chung: Bài hát tràn đầy s...

Tạo VPN Server trên Windows 8

Không cần phải cài đặt thêm bất cứ ứng dụng nào, bạn vẫn có thể dễ dàng “biến” máy tính của mình thành   máy chủ VPN   nếu đang sử dụng Windows 8. Khởi tạo VPN Server trên Windows 8 Bước 1 Trên giao diện Modern UI của Windows 8, bạn nhấn tổ hợp phím   Windows + Q   để mở   sidebar   tìm kiếm. Sau đó, nhập vào   "ncpa.cpl".   Kết quả hiện ra, nhấn chọn   ncpa.cpl   để kích hoạt   Network Connections . Ngoài ra, bạn cũng có thể mở cửa sổ   Network Connections   từ giao diện Desktop. Bước 2 Nhấn phím   Alt   sẽ thấy xuất hiện thêm một thanh menu trên cửa sổ   Network Connections , vào   File , chọn   New Incoming Connection. Bước 3 Thông thường, Windows đã có sẵn một số tài khoản người dùng, người dùng có thể sử dụng để làm tài khoản đăng nhập VPN từ xa, nhưng tốt hơn hết, bạn nên tạo mới tài khoản dành riêng cho VPN. Rất đơn giản, chỉ cần nhấn   Add someone,   nhập tên tà...