Skip to main content

Cấu hình, thiết lập Incoming và Outgoing Email trên SharePoint 2010 - Phần 3

Quản Trị Mạng - Trong những phần trước của bài viết, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về 1 số điểm trong quá trình cấu hình Incoming Email với SharePoint 2010, và lần này chúng ta sẽ cùng tiếp tục với phần còn lại, đó là Outgoing Email.
Quay trở lại với Exchange Server tại thời điểm cấu hình Receive Connector:
Quay trở lại phần Receive Connector
Việc cần làm tiếp theo của chúng ta tại đây là tạo mới thành phần Receive Connector, bởi vì Send Connector được tạo trong quá trình thiết lập Hub Transport của Organization Configuration. Các bạn mở Server Configuration, nhấn chuột phải và chọn New Receive Connector:
Hub Transport > Server Configuration > New Receive Connector
Đặt tên và chọn mục đích sử dụng cho kết nối đó (ví dụ là Custom). Nhấn Next để tiếp tục:
Name > Custom
Giữ nguyên các phần thiết lập tại Local Network và nhấn Next:
Local Network > Next
Trong cửa sổ Remote Network Settings, các bạn chọn dải IP trong danh sách để thay đổi. Thông thường, thành phần đơn duy nhất chính là dải địa chỉ IP của server mà hòm thư mail sẽ nhận được:
Remote Network Settings > Next
Tiếp theo, khai báo địa chỉ IP của server SMTP (trong trường hợp này là server SharePoint) trong phần Start Address, cũng như End Address tương ứng của từng hệ thống:
điền thông tin Start Address và End Address
Nhấn OK rồi tiếp tục Next. Tại cửa sổ hiển thị sau đó, nhấn New để tạo kết nối mới:
nhấn New
Và khi quá trình này kết thúc, nhấn Finish:
nhấn Finish
Khi các bạn nhìn thấy phần Receive Connector vừa được tạo, nhấn chuột phải và chọn Properties:
nhấn chuột phải và chọn Properties
Tại đây, chuyển tới tab Permission Groups và đánh dấu check vào ô Anonymous users, rồi nhấn OK:
mở tab Permission Groups > Anonymous users > OK
Về cơ bản như vậy là các bạn đã hoàn tất quá trình tạo Receive Connector. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang bước cấu hình Outgoing Email từ Central Administration.

Cấu hình Outgoing Email từ Central Administration:

Trên 1 máy client bất kỳ, các bạn hãy mở SharePoint Central Administration sau đó chuyển tới System Settings > Configure outgoing e-mail settings:
chọn System Settings > Configure outgoing e-mail settings
Trong phần cửa sổ hiển thị tiếp theo, các bạn nhập thông tin như bên dưới:
- Outbound SMTP server: điền thông số FQDN của server Exchange
- From address: nhập địa chỉ của máy Administrator
- Reply-to address: nhập địa chỉ email của Admin
- Character set: theo tùy chọn
Sau đó nhấn OK khi hoàn tất:
điền thông số như hình

Kiểm tra tính năng Outgoing Email, tạo và quản lý Alert:

Việc cần làm tiếp theo tại đây là kiểm tra quá trình hoạt động của Outgoing Email, cụ thể hơn là phải tạo các Alert tương ứng. Mở SharePoint và chọn thành phần hiển thị trong danh sách, mở tab List và nhấn Alert Me. Cuối cùng là Set alert on this list:
chọn Meal Plans > List > Alert Me > Set alert on this list
Tại cửa sổ New Alert này, các bạn thiết lập thông số như sau:
- Alert Title: điền tiêu đề thích hợp cho Alert này
- Send Alerts To: nhập tên hoặc địa chỉ email của người nhận, bao gồm chính tài khoản bạn để kiểm tra
- Delivery Method: lựa chọn phương pháp chuyển tiếp, trong trường hợp này của chúng ta là email
điền thông số như hình
- Change Type: chọn các dạng thay đổi trong hệ thống sẽ được thông báo tới người dùng, tại đây chúng ta sẽ chọn All changes
- Send Alerts for These Changes: “phạm vi” áp dụng của các bộ lọc trong hệ thống, trong bài thử nghiệm này chúng tôi chọn Anything changes
- When to Send Alerts: khoảng thời gian nhất định nào đó người dùng sẽ nhận thông tin cảnh báo, ở đây là Send notification immediately
nhấn OK khi hoàn tất
Nhấn OK khi kết thúc. Nếu thực hiện đúng các bước trên mà không gặp phải vấn đề nào, thì các bạn sẽ nhận được thông tin cảnh báo đầu tiên ngay sau khi nhấn OK, chúng ta có thể xem cụ thể nội dung thông tin này qua Outlook:
nhận thông tin qua Outlook
Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi lại các thông tin thiết lập này bằng cách nhấn nút Alert Me và chọn Manage My Alerts:
mở tab List > Alert Me > Manage My Alerts
Tại màn hình hiển thị tiếp theo, các bạn sẽ thấy tất cả các thông tin Alert có sẵn. Nếu muốn thay đổi hoặc thiết lập lại thì chỉ cần nhấn vào đó:
thay đổi Meal Plans
Nếu muốn kiểm tra quá trình hoạt động của Alert thì chúng ta tạo mới 1 thành phần ngay dưới Alert vừa được kích hoạt. Nhấn Add new item:
chọn Meal Plans > Add new item
Điền bất cứ thông nào vào các trường dữ liệu này:
điền thông tin bất kỳ
Và tương tự như trên, sau khi nhấn nút Save, các bạn sẽ nhận được thông tin cảnh báo của hệ thống qua Outlook về việc tạo thêm thành phần mới:
thông tin cảnh báo được chuyển tới qua Outlook
Với những tính năng đơn giản nhưng vô cùng hữu ích như trên, chỉ với vài bước thiết lập SharePoint cơ bản đối với Outgoing Email, chúng ta đã có thể tạo và quản lý thông tin cảnh báo, rất cần thiết trong việc theo dõi các sự thay đổi trong hệ thống danh sách, thư viện và văn bản, tài liệu.

Thiết lập Outgoing Email đối với ứng dụng web:

Trên thực tế, chúng ta vẫn còn có thể tận dụng được ưu điểm của quá trình cấu hình này. Quay trở lại Central Administration và chọn Application Management > Manage web applications:
chọn Application Management > Manage web applications
Chọn bất kỳ ứng dụng nào có trong danh sách tại đây chọn General Settings > Outgoing E-mail:
chọn General Settings > Outgoing E-mail
Và có thể cấu hình, thiết lập Outgoing Email đối với ứng dụng đó:
thiết lập thông số cấu hình
Tại đây, các bạn thực hiện tương tự như với khâu cấu hình Outgoing Email bên trên, chỉ cần chú ý thay đổi thông số kỹ thuật tương đương của ứng dụng web đó. Sau đó nhấn OK khi hoàn tất.
Chúc các bạn thành công!
T.Anh (nguồn Petri)

Theo www.quantrimang.com

Comments

Popular posts from this blog

Demo sử dụng Veeam để backup / restore / replicate máy ảo

Veeam Backup & Replication là 1 giải pháp mạnh cho việc backup, khôi phục và đảm bảo an toàn dữ liệu hạ tầng ảo đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu từ bất kỳ độ lớn hay phức tạp của môi trường ảo hóa Vmware và hiện nay là hỗ trợ cả Hyper-V. Một số quan tâm chính mà giải pháp này mang lại: Hỗ trợ môi trường ảo hóa ESX/ESXi Vmware và Microsoft Hyper-V Tăng cường với kiến trúc backup phân tán cho các môi trường lớn và phúc tạp Ngoài giải pháp backup còn đi kèm theo trong bộ sản phẩm tập trung này là Replication. Hỗ trợ khôi phục nhanh hệ thống trực tiếp (start máy ảo trực tiếp) từ các tập tin backup đã được nén và dedup mà không cần restore các tập tin máy ảo ra hệ thống lưu trữ. Đa dạng hóa các phương thức restore từ một bản backup: restore máy ảo, tập tin máy ảo, tập tin bên trong OS của máy ảo hoặc dữ liệu của một ứng dụng đặc thù như AD, Exchange… Hỗ trợ incremental backup (Forward Incremental và Reversed Incremental Backup ) Tăng cường khả năng lưu trữ với tính năng compress v

Phần mềm sao lưu SQL Server tự động tốt nhất

Sau bao nhiêu năm làm việc với SQL Server, mình phát hiện thấy có nhiều trường hợp SQL Server bị lỗi phần tự động sao lưu dẫn đến không thể sao lưu hoặc các bản SQL Express không có phần tự động sao lưu gây khó khăn cho người quản trị database. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó nên mình đã viết ra phần mềm SaigonIT SQL Server Backup and Shrink Log . Chương trình đặc biệt hữu ích cho khách hàng sử dụng các bản SQL Server Express. Tính năng chính: Hoạt động theo cơ chế service, không cần login vào hệ điều hành hệ thống vẫn chạy được. Đáp ứng tốt cho các máy chạy Windows Server. Hỗ trợ sao lưu cho các server chạy SQL Server 2000 trở lên. Tự động nén dữ liệu sao lưu thành file zip để tiết kiệm không gian đĩa. Cho phép đặt mật khẩu file sao lưu. Tính năng thu nhỏ file log. Đặt lịch sao lưu theo các ngày trong tuần vào một giờ quy định. Gửi email đến quản trị thông báo mỗi khi sao lưu thành công. Hỗ trợ tốt tài khoản email của Gmail. Cho phép thiết lập chỉ lưu số lượng nhất định bản

Hướng dẫn cài đặt FreeNAS làm shared storage

Có một loạt các lựa chọn hệ điều hành có sẵn để thiết lập NAS của riêng bạn. Nhưng chúng ta sẽ giữ cho mọi thứ đơn giản và thực hiện với FreeNAS. FreeNAS là hệ điều hành thu gọn của FreeBSD nên tương thích phần cứng phụ thuộc vào FreeBSD mà freeBSD cũng tương đối kén phần cứng. Nói chung nên tránh các hệ thống quá cũ. Các bạn có thể tham khảo khả năng tương thích ở đây: http://www.freebsd.org/releases/8.3R/hardware.html FreeNAS hỗ trợ tất cả các giao thức chia sẻ phổ biến. Với các máy tính Windows, nó hỗ trợ Common Internet File System (CIFS), cũng được biết đến dưới tên SMB hoặc samba. Với những người dùng Mac, nó hỗ trợ Apple Filing Protocol (AFP). Bên cạnh đó cũng hỗ trợ Network File System (NFS) cho các máy tính kiểu dáng Unix đó. Khi thiết lập các đĩa, bạn có thể kích hoạt sự mã hóa. FreeNAS cũng cung cấp sự truy cập thông qua File Transfer Protocol (FTP), thậm chí còn có thể thiết lập cho các kết nối gửi đến từ Internet. Thực hiện điều đó bằng cách nhập một cổng chuyển t