Skip to main content

Bộ công cụ giám sát mạng toàn diện

Quản Trị Mạng - Giám sát mạng là một chức năng đa dạng với nhiều nhiệm vụ mà người quản trị hệ thống mạng máy tính cần phải thực hiện. Để đơn giản hóa công tác quản trị và nâng cao hiệu năng của hệ thống mạng, trong bài báo này, chúng tôi xin chia sẻ bộ công cụ khá đầy đủ phục vụ mục tiêu giám sát mạng toàn diện.

1. Quản lý băng thông với Bandwidth Splitter

Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý băng thông như: Bandwidth Monitor, NetFlow Analyzer... Hiện nay, Bandwidth Splitter là phần mềm được sử dụng phổ biến trong các tổ chức và doanh nghiệp. Ưu điểm của công cụ này là nhỏ gọn, tích hợp trên tường lửa ISA Server để cho phép người quản trị thực hiện các tác vụ như: giới hạn băng thông cho người dùng nội bộ, cung cấp băng thông cho người dùng ưu tiên, giới hạn dung lượng download/upload cho người dùng nội bộ, cung cấp download/upload không giới hạn cho users ưu tiên, và theo dõi trạng thái sử dụng băng thông của người dùng.
Giao diện của Bandwidth Splitter khá đơn giản và dễ sử dụng. Sau khi download và cài đặt lên máy chủ ISA Server, bạn tiến hành tạo các luật về băng thông và dung lượng download/upload tại các mục Shaping Rules và Quota Rules. Để theo dõi trạng thái sử dụng băng thông, bạn sử dụng chức năng Monitoring.

Kích thước gói cài đặt khoảng 2MB, download tại đây.

2. Quản lý tập trung với Ideal Administration

Hiện nay, phần lớn các hệ thống mạng của các tổ chức và doanh nghiệp được triển khai theo mô hình domain, trong đó một số máy chủ quản lý toàn bộ hoạt động của các máy trạm trong mạng. Tuy nhiên, bản thân các máy chủ còn hạn chế trong việc hỗ trợ các chức năng quản trị, vì vậy Ideal Administration đã ra đời như một trong những giải pháp tiêu biểu hỗ trợ quản trị hệ thống mạng một cách tập trung. Từ một máy tính cài đặt Ideal, bạn có thể quản lý toàn bộ máy chủ, máy trạm, máy in, người dùng… trong toàn mạng.
Ideal bao gồm nhiều chức năng nhưng cách sử dụng mỗi chức năng khá đơn giản. Sau khi cài đặt thành công trên một máy tính trong domain, toàn bộ tài nguyên mạng sẽ xuất hiện trên công cụ này. Tại đây, người quản trị sẽ thực hiện các thao tác giám sát cần thiết.
Kích thước gói cài đặt khoảng 18MB, download tại đây.

3. Quản lý các chính sách với GPMC

GPMC (Group Policy Management Console) là công cụ do Microsoft cung cấp, hỗ trợ người quản trị hệ thống mạng Windows triển khai các chính sách hệ thống.
Bằng cách cài đặt công cụ này trên máy chủ Active Directory, bạn có thể dễ dàng áp dụng các chính sách hệ thống trên toàn mạng. Kích thước gói cài đặt khoảng 5MB, download tại đây.

4. Quản lý dịch vụ mạng với Total Server Monitor

Để quản lý trạng thái máy chủ, dịch vụ và các ứng dụng trong mạng, người quản trị có thể sử dụng Total Server Monitor. Công cụ này theo dõi các máy chủ, dịch vụ và thông báo cho người quản trị khi có vấn đề xảy ra. Máy không trả lời HTTP, POP3, FTP - Total Server Monitor sẽ thông báo cho bạn về vấn đề. Kích thước công cụ khoảng 5MB, download tại đây.
Ngoài ra, cùng chức năng này, người quản trị có thể sử dụng phần mềm nguồn mở Nagios. Đây là một công cụ giám sát đa chức năng, tuy nhiên, vì hoạt động trên Linux nên thao tác cài đặt khá phức tạp. Người dùng có thể download tại đây.

5. Quản lý địa chỉ IP với Advanced IP Scanner 2.0

Quản lý địa chỉ IP là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản trị mạng. Hiện nay, có khá nhiều công cụ quản lý địa chỉ IP như: IP-Tools, IP Address Management Tool... Trong số đó, Advanced IP Scanner 2.0 là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi. Là một phần mềm miễn phí, IP Scanner cho phép bạn quét toàn bộ máy tính trong mạng và thu thập được những tài nguyên mạng như: địa chỉ IP, tên máy tính, thư mục chia sẻ…
Kích thước gói cài đặt khoảng 8MB, download tại đây. Với một bộ gồm các công cụ vừa nêu, người quản trị có thể yên tâm thực hiện các hoạt động giám sát hệ thống mạng của mình một cách hiệu quả.

Tô Thanh Hải - tthhai@live.com
 

Comments

Popular posts from this blog

Demo sử dụng Veeam để backup / restore / replicate máy ảo

Veeam Backup & Replication là 1 giải pháp mạnh cho việc backup, khôi phục và đảm bảo an toàn dữ liệu hạ tầng ảo đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu từ bất kỳ độ lớn hay phức tạp của môi trường ảo hóa Vmware và hiện nay là hỗ trợ cả Hyper-V. Một số quan tâm chính mà giải pháp này mang lại: Hỗ trợ môi trường ảo hóa ESX/ESXi Vmware và Microsoft Hyper-V Tăng cường với kiến trúc backup phân tán cho các môi trường lớn và phúc tạp Ngoài giải pháp backup còn đi kèm theo trong bộ sản phẩm tập trung này là Replication. Hỗ trợ khôi phục nhanh hệ thống trực tiếp (start máy ảo trực tiếp) từ các tập tin backup đã được nén và dedup mà không cần restore các tập tin máy ảo ra hệ thống lưu trữ. Đa dạng hóa các phương thức restore từ một bản backup: restore máy ảo, tập tin máy ảo, tập tin bên trong OS của máy ảo hoặc dữ liệu của một ứng dụng đặc thù như AD, Exchange… Hỗ trợ incremental backup (Forward Incremental và Reversed Incremental Backup ) Tăng cường khả năng lưu trữ với tính năng compress v

Phần mềm sao lưu SQL Server tự động tốt nhất

Sau bao nhiêu năm làm việc với SQL Server, mình phát hiện thấy có nhiều trường hợp SQL Server bị lỗi phần tự động sao lưu dẫn đến không thể sao lưu hoặc các bản SQL Express không có phần tự động sao lưu gây khó khăn cho người quản trị database. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó nên mình đã viết ra phần mềm SaigonIT SQL Server Backup and Shrink Log . Chương trình đặc biệt hữu ích cho khách hàng sử dụng các bản SQL Server Express. Tính năng chính: Hoạt động theo cơ chế service, không cần login vào hệ điều hành hệ thống vẫn chạy được. Đáp ứng tốt cho các máy chạy Windows Server. Hỗ trợ sao lưu cho các server chạy SQL Server 2000 trở lên. Tự động nén dữ liệu sao lưu thành file zip để tiết kiệm không gian đĩa. Cho phép đặt mật khẩu file sao lưu. Tính năng thu nhỏ file log. Đặt lịch sao lưu theo các ngày trong tuần vào một giờ quy định. Gửi email đến quản trị thông báo mỗi khi sao lưu thành công. Hỗ trợ tốt tài khoản email của Gmail. Cho phép thiết lập chỉ lưu số lượng nhất định bản

Hướng dẫn cài đặt FreeNAS làm shared storage

Có một loạt các lựa chọn hệ điều hành có sẵn để thiết lập NAS của riêng bạn. Nhưng chúng ta sẽ giữ cho mọi thứ đơn giản và thực hiện với FreeNAS. FreeNAS là hệ điều hành thu gọn của FreeBSD nên tương thích phần cứng phụ thuộc vào FreeBSD mà freeBSD cũng tương đối kén phần cứng. Nói chung nên tránh các hệ thống quá cũ. Các bạn có thể tham khảo khả năng tương thích ở đây: http://www.freebsd.org/releases/8.3R/hardware.html FreeNAS hỗ trợ tất cả các giao thức chia sẻ phổ biến. Với các máy tính Windows, nó hỗ trợ Common Internet File System (CIFS), cũng được biết đến dưới tên SMB hoặc samba. Với những người dùng Mac, nó hỗ trợ Apple Filing Protocol (AFP). Bên cạnh đó cũng hỗ trợ Network File System (NFS) cho các máy tính kiểu dáng Unix đó. Khi thiết lập các đĩa, bạn có thể kích hoạt sự mã hóa. FreeNAS cũng cung cấp sự truy cập thông qua File Transfer Protocol (FTP), thậm chí còn có thể thiết lập cho các kết nối gửi đến từ Internet. Thực hiện điều đó bằng cách nhập một cổng chuyển t